CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP HIỆN NAY VÀ CÁCH TRA CỨU
24/07/2024
Tin thẩm định
266 Lượt xem

Hiện nay, việc quản lý và tuân thủ các nghĩa vụ thuế doanh nghiệp là một yếu tố cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững. Hiểu rõ điều đó không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp mà còn tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tài chính. Trong bối cảnh này, dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp trở thành một công cụ hữu ích và cần thiết.

Thuế doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực tiếp được áp dụng lên lợi nhuận thuần của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp pháp được pháp luật công nhận. Loại thuế này nhằm vào các khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ,...

Thuế doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nhờ vào thuế TNDN, chính phủ có thể tái đầu tư vào các dự án trọng điểm như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế. 

Ngoài ra, thuế TNDN còn là công cụ giúp thúc đẩy sự phát triển của một số ngành cụ thể hoặc hạn chế sự tăng trưởng vượt bậc của những ngành khác nhằm cân nền kinh tế. Bên cạnh đó, thuế này còn hỗ trợ phân phối lại thu nhập, góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Xem ngay: Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một phần quan trọng trong quản lý tài chính của mọi doanh nghiệp. Để dễ dàng tính toán và chuẩn bị tốt cho các nghĩa vụ thuế, bạn hãy theo dõi cách xác định thuế doanh nghiệp sau đây nhé.

Xác định thu nhập tính thuế

Cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được xác định như sau:

  • Doanh thu xác định thu nhập chịu thuế: Doanh thu này bao gồm tổng số tiền thu từ bán hàng, gia công và cung cấp dịch vụ. Điều này bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu và phụ trội mà doanh nghiệp nhận được, bất kể việc đã thu tiền hay chưa.

  • Phương pháp khấu trừ thuế GTGT: 

    • Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ trong kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng: Doanh thu để tính thuế TNDN là doanh thu trừ đi thuế giá trị gia tăng.

    • Các doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp: Doanh thu để tính thuế TNDN sẽ bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

  • Thời điểm xác định doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ: Thời điểm xác định doanh thu cho việc tính thu nhập chịu thuế từ hàng hóa là khi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa được chuyển giao cho người mua. Đối với dịch vụ, thời điểm này là khi dịch vụ đã được cung cấp hoàn tất cho người mua hoặc khi hóa đơn dịch vụ được lập.

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Xác định thuế suất thuế TNDN

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là tỷ lệ phần trăm áp dụng vào thu nhập chịu thuế để tính ra số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Theo quy định của Luật Thuế TNDN, thuế suất cơ bản là 20%.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi. Cụ thể, thuế suất 10% áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mức thuế 17% sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp trong ngành có lợi ích kinh tế đặc biệt. Các doanh nghiệp tại các khu kinh tế, công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao hoặc khu phát triển đô thị mới sẽ tính thuế 10%

Thuế suất TNDN năm 2023 được giữ ổn định ở mức 20%. Đối với các hoạt động khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác, thuế suất có thể dao động từ 32% đến 50% tuỳ thuộc vào dự án và cơ sở kinh doanh.

Xem ngay: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất là bao nhiêu?

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Các doanh nghiệp khi hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Việc thanh toán đầy đủ thuế không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của mỗi công ty. Sau đây là các loại thuế doanh nghiệp phải nộp:

Thuế môn bài

Thuế môn bài (thuế khoán) là loại thuế hàng năm mà các doanh nghiệp phải nộp nhằm xác nhận quyền hoạt động kinh doanh hợp pháp trong lĩnh vực, ngành nghề đã đăng ký. Thuế khoán không dựa vào doanh thu hay lợi nhuận của công ty mà sẽ được tính theo tiêu chí như vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư để xác định mức thuế phải nộp. Các mức thuế môn bài được chia thành nhiều bậc khác nhau tùy theo quy mô vốn của doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ > 10 tỷ đồng: 3 triệu

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu

Theo điều khoản của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp năm 2017, các doanh nghiệp thuộc diện vừa và nhỏ được miễn thuế môn bài trong ba năm đầu hoạt động. Bên cạnh đó, theo quy định, hạn cuối cùng để nộp thuế môn bài hàng năm là ngày 30 tháng 1.

Thuế môn bài

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế áp dụng lên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sau khi đã điều chỉnh các chi phí hợp lệ. Dựa trên các quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC, loại thuế này được tính như sau:

Tổng số thuế TNDN cần nộp = (Thu nhập có thể tính thuế - Số tiền trích lập cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ) x Tỷ lệ thuế TNDN áp dụng.

  • Phương pháp xác định thu nhập có thể tính thuế:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được chuyển tiếp theo quy định.

  • Cách xác định thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu thuần - Chi phí hợp lệ + Các khoản thu nhập khác.

Tỷ lệ thuế doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh trong các văn bản cụ thể như sau:

  • Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam: Tỷ lệ thuế từ 32% đến 50%, tùy thuộc vào từng dự án và cơ sở kinh doanh.

  • Đối với doanh nghiệp hoạt động dầu khí: Tỷ lệ thuế từ 25% đến 50%.

  • Đối với doanh nghiệp có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng và các trường hợp khác: Tỷ lệ thuế 20%.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính dựa trên giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ ở mỗi giai đoạn từ sản xuất đến khi tiêu thụ. Bạn có thể tính thuế GTGT dựa trên phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. 

Các mức thuế suất cho thuế GTGT bao gồm 0%, 5% và 10%, tùy vào từng loại hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Đối với các doanh nghiệp mới được thành lập từ các dự án đầu tư, phương pháp khấu trừ thường được áp dụng phổ biến hơn. 

  • Công thức tính thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ:

Thuế GTGT cần nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào.

  • Công thức tính thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp:

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị tăng thêm của hàng hóa x Thuế suất GTGT áp dụng cho hàng hóa.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính dựa trên giá trị gia tăng của sản phẩm

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế được tính dựa trên thu nhập của các cá nhân. Trong đó, tổ chức trả thu nhập phải chịu trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN cho người lao động trước khi thanh toán thu nhập và nộp số thuế này vào ngân sách nhà nước. Quy trình khấu trừ thuế này được điều chỉnh chi tiết như sau:

  • Đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam: Mức khấu trừ thuế là 20% trước khi thanh toán thu nhập.

  • Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động ngắn hơn 03 tháng: Thuế được khấu trừ 10% trực tiếp tại nguồn cho các khoản chi trả từ 2.000.000 đồng trở lên. Cá nhân này không được hưởng các khoản giảm trừ gia cảnh nhưng có thể đăng ký mẫu cam kết 02/CK-TNCN để tạm thời không bị khấu trừ thuế, nếu đáp ứng đủ điều kiện.

  • Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: Thuế được khấu trừ dựa trên bảng lũy tiến từng phần. Cá nhân được áp dụng các khoản giảm trừ gia cảnh trước khi thực hiện khấu trừ thuế. Trong trường hợp này, tổ chức trả thu nhập phải thực hiện quyết toán thuế thay mặt cho cá nhân được ủy quyền.

Tham khảo 2 cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp

Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp là bước quan trọng để xác minh thông tin và đảm bảo tính minh bạch trong các giao dịch kinh doanh. Bên cạnh đó, việc nắm rõ cách tra cứu này cũng các công ty đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến thuế. Dưới đây là hai phương pháp phổ biến và hiệu quả để tra cứu thuế doanh nghiệp. 

Tra cứu tại website Tổng cục Thuế

Nếu cần kiểm tra thông tin thuế doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác, bạn có thể xem tại trang web của Tổng cục Thuế. Để tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên website, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Bạn mở trang web của Tổng cục Thuế bằng đường link: https://www.gdt.gov.vn/wps/portal.

  • Bước 2: Bạn hãy tìm đến mục Dịch vụ công.

  • Bước 3: Sau đó, bạn cần lựa chọn mục Tra cứu thông tin người nộp thuế.

  • Bước 4: Bạn hãy điền vào ít nhất một trong các thông tin yêu cầu sau: Tên của tổ chức cá nhân, địa chỉ trụ sở chính, hoặc số CMND/CCCD của người đại diện.

  • Bước 5: Tiếp tục, bạn hãy nhập mã xác nhận hiển thị trên màn hình.

  • Bước 6: Cuối cùng, bạn cần nhấn nút tra cứu để xem kết quả.

Tra cứu tại tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Để tìm thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký thuế tại Việt Nam, bạn có thể tra cứu tại cổng thông tin quốc gia. Công cụ này giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và truy cập vào dữ liệu đăng ký doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác. Các bước kiểm tra mã số thuế doanh nghiệp được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn vào trang web cổng tra cứu thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại dangkykinhdoanh.gov.vn.

  • Bước 2: Bạn tiến hành gõ tên hoặc mã số của doanh nghiệp bạn muốn tra cứu trong ô tìm kiếm.

  • Bước 3: Sau đó, bạn hãy nhấn vào biểu tượng kính lúp để thực hiện tìm kiếm.

Dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp mục đích đóng thuế

Thẩm định giá trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình xác định thuế doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh tài chính và kinh doanh như ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế, tác động đến dòng tiền, chi phí vốn và rủi ro thuế,...

Trong quá trình thẩm định giá, các chuyên gia cần phải xem xét kỹ lưỡng các khoản thuế mà doanh nghiệp phải đóng, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác. Những khoản thuế này ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, do đó chúng có tác động lớn đến giá trị tổng thể của doanh nghiệp.

Để đảm bảo việc thu thập thông tin và xác định giá trị được chính xác nhất thì khách hàng nên sử dụng dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp của SunValue. Chúng tôi là đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ thẩm định giá cho nhiều lĩnh vực khác nhau như mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), kêu gọi đầu tư, cho thuê, đền bù, giải tỏa,...

SunValue cam kết xác định giá trị doanh nghiệp một cách khách quan và chính xác, dựa trên các phương pháp định giá khoa học và phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, chúng tôi cung cấp cho khách hàng kết quả báo cáo thẩm định giá chuẩn xác nhất phục vụ cho mục đích đóng thuế doanh nghiệp.

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thẩm định giá doanh nghiệp uy tín, đảm bảo quy trình minh bạch, rõ ràng thì hãy liên hệ với SunValue ngay nhé!

Tập đoàn Thẩm định giá SunValue

Dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp mục đích đóng thuế

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về thuế doanh nghiệp và cách tính thuế theo từng phương pháp khác nhau. Trong quá trình kinh doanh, các công ty, đơn vị, tổ chức cần đóng thuế đúng thời hạn để không vi phạm pháp luật. Nếu bạn cần thêm thông tin về thuế thì có thể liên hệ SunValue để được tư vấn nhé!

Tổng hợp: sunvalue.vn



Gửi yêu cầu tư vấn trực tiếp

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Dịch vụ thẩm định *

Logo en