12/08/2024
Tin thẩm định
158 Lượt xem

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí cố định như lương nhân viên quản lý, chi phí thuê văn phòng, chi phí hành chính và các chi phí khác. Nếu chi phí này cao, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ giảm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, SunValue sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về cách xác định giá trị của doanh nghiệp cũng như cung cấp dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Xem ngay: Tầm quan trọng của báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến quá trình quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi thế, doanh nghiệp cần chi trả các chi phí này để đảm bảo các hoạt động được duy trì hiệu quả.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tiếng anh là gì? Trong tiếng Anh, chi phí quản lý kinh doanh thường được gọi là General & Administration Expenses hay Business Management Expenses. Ngoài ra, G&A cũng là cách viết tắt phổ biến của thuật ngữ này trong tiếng Anh.

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì?

Nội dung trên đã giải thích cho bạn khái niệm chi phí doanh nghiệp. Vậy thực chất, chi phí quản lý doanh nghiệp là tài khoản nào? Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì? Cùng theo dõi phần dưới đây để khám phá các vấn đề này nhé!

Chi phí quản lý doanh nghiệp theo Thông tư 200 bao gồm các thành phần sau đây:

  • Chi phí nhân viên quản lý: các khoản chi phí liên quan đến quá trình tuyển dụng, lương, bảo hiểm, phúc lợi, tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới và duy trì, phát triển nhóm nhân viên hiện tại.

  • Chi phí vật liệu quản lý: các khoản chi cho việc mua sắm nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết như mua sắm sách vở, tài liệu, dụng cụ văn phòng,...

  • Chi phí đồ dùng văn phòng: các khoản phí liên quan đến máy in, máy tính, đèn, bàn ghế, điều hòa, tủ lạnh, thiết bị quay chụp,...

  • Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): tài sản vật lý (máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị) và tài sản phi vật lý (quyền sử dụng đất).

  • Thuế, phí và lệ phí: các khoản phí chi trả cho thuế, phí, lệ phí theo quy định. Trong đó, việc trả thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân, phí đăng ký doanh nghiệp, kiểm toán, kế toán,... được tính vào nhóm này.

  • Chi phí dự phòng: chi phí dự trữ để giải quyết các tình huống không thể dự đoán hoặc không mong muốn, xảy ra trong quá trình quản lý kinh doanh.

  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: dùng cho việc mua sắm dịch vụ từ bên ngoài như dịch vụ tư vấn pháp lý, tài chính, tư vấn chuyên gia, Marketing, kiểm toán,...

  • Chi phí khác: chi phí tiếp khách, hội nghị, tài xe, công tác,... Nhóm chi phí này sẽ chi trả các khoản không nằm trong dự định nhưng vẫn đảm bảo tính minh bạch.

Các loại chi phí quản lý doanh nghiệp

Cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp

Thực tế, cách tính chi phí quản lý doanh nghiệp có thể thay đổi theo quy định của pháp luật và phương pháp kế toán của doanh nghiệp. Nhìn chung, chi phí quản lý doanh nghiệp có thể được tính theo các bước sau:

  • Bước 1 - Xác định các chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp: chi phí trả lương, phụ cấp cho nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, vật liệu quản lý, thuế, phí,...

  • Bước 2 - Ghi nhận chi phí quản lý kinh doanh vào hệ thống: Khi đã xác định được các khoản chi phí cụ thể, bạn cần ghi nhận các khoản này vào hệ thống kế toán của doanh nghiệp.

  • Bước 3 - Thu thập dữ liệu: Để tính toán chi phí quản lý doanh nghiệp, bộ phận chuyên trách sẽ cần thu thập dữ liệu về các khoản phí trong mỗi tài khoản liên quan. Cụ thể, bạn sẽ phải ghi nhận số tiền thực tế đã phát sinh trong mỗi giai đoạn cụ thể.

  • Bước 4 - Tính toán chi phí: Với các dữ liệu đã thu thập được ở bước trên, bạn có thể tiến hành tính toán tổng chi phí cho mỗi loại chi phí trong tài khoản.

  • Bước 5 - Kiểm tra và điều chỉnh: Sau khi tính toán xong tổng chi phí, bạn cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu dữ liệu thực tế với số liệu trong hệ thống kế toán. Nếu có chênh lệch xảy ra, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh số liệu để đảm bảo tính chính xác.

  • Bước 6 - Kết chuyển chi phí: Thông thường, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được tích hợp vào báo cáo kết quả kinh doanh thông qua việc kết chuyển vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.

  • Bước 7 - Lập báo cáo: Sau khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp phải thực hiện lập các báo cáo tài chính liên quan. Cụ thể, bạn phải lập các báo cáo lợi nhuận và lỗ nhuận để phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

Lập báo cáo lợi nhuận/lỗ nhuận để phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp

Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp là thủ tục doanh nghiệp cần tuân thủ theo pháp luật để đảm bảo tính pháp lý, sự minh bạch và uy tín. Đây cũng là cơ sở để lập báo cáo liên quan và phục vụ hoạt động kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo quy định, việc hạch toán chi phí này cần đảm bảo kết cấu như sau:

Bên Nợ:

  • Các chi phí quản lý doanh nghiệp đã phát sinh trong kỳ.

  • Số tiền dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả.

Bên Có:

  • Các khoản chi phí được ghi giảm chi phí quản lý.

  • Điều chỉnh dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả.

[Chia sẻ] Giải pháp quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Việc quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế, để kiểm soát và tối ưu chi phí này, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây.

  • Lập ngân sách hiệu quả: Nhà quản lý cần xác định rõ các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp dự kiến, gồm chi phí văn phòng phẩm, lương nhân viên quản lý, chi phí Marketing,... Điều này giúp bạn phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả.

  • Dùng phần mềm quản lý chi phí: Nhiều phần mềm quản lý thu chi doanh nghiệp miễn phí còn được trang bị tính năng tạo báo cáo chi phí theo dự án, hạng mục, phòng ban, giúp quá trình phân tích và tính toán chi phí của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

  • Phân tích chi phí theo kỳ: Bạn nên lập báo cáo chi phí để đối chiếu với ngân sách theo kỳ (tháng, quý và năm) để dễ dàng phân tích xu hướng chi tiêu và xác định các yếu tố ảnh hưởng theo thời gian.

  • Tối ưu hóa hoạt động quản lý: Việc sử dụng quy trình quản lý hiệu quả sẽ giúp giảm lãng phí và tối ưu hóa quá trình sử dụng tài nguyên. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí quản lý bạn nên tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ uy tín có giá cả cạnh tranh.

  • Kiểm soát chi tiêu chặt chẽ: Với các khoản chi tiêu lớn, doanh nghiệp nên yêu cầu nhân viên xin phê duyệt trước khi thực hiện để kiểm soát tốt nhất tổng chi phí quản lý.

Dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp hàng đầu - SunValue

Việc xác định chính xác chi phí doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong quá trình thẩm định giá trị doanh nghiệp, giúp đánh giá chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp, chi phí càng thấp, lợi nhuận càng cao, từ đó gia tăng giá trị doanh nghiệp.

Dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp của SunValue được xây dựng để hỗ trợ khách hàng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Chúng tôi áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại và đảm bảo quy trình theo đúng quy định. SunValue tự hào với nhiều ưu thế trên thị trường:

  • Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm: Các chuyên gia thẩm định của SunValue không chỉ nắm vững quy định pháp luật và tiêu chuẩn thẩm định giá mà còn có kinh nghiệm xử lý nhiều tình huống phức tạp, đảm bảo kết quả thẩm định giá chính xác và khách quan nhất.

  • Phương pháp thẩm định tiên tiến: Chúng tôi sử dụng các phương pháp thẩm định khoa học và hiện đại, được áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp với thị trường Việt Nam, đảm bảo kết quả thẩm định giá chính xác và đáng tin cậy.

  • Báo cáo thẩm định chính xác, khách quan: SunValue cam kết mang đến các báo cáo thẩm định giá chính xác và khách quan. Mỗi báo cáo đều dựa trên số liệu thực tế và phân tích chi tiết, giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng và minh bạch về giá trị thực của doanh nghiệp.

  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Chúng tôi cung cấp dịch vụ thẩm định giá chuyên nghiệp, uy tín và tận tâm, giúp quá trình thẩm định diễn ra suôn sẻ, hỗ trợ cho khách hàng 100%.

  • Mức chi phí hợp lý: SunValue mang đến dịch vụ thẩm định giá với mức chi phí phù hợp với thị trường và tuỳ theo giá trị của tài sản.

SunValue cung cấp dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp uy tín hàng đầu

Nếu có nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với SunValue để được tư vấn bởi các chuyên gia uy tín, có trình độ cao và giàu kinh nghiệm nhé!

Tập đoàn Thẩm định giá SunValue

Chi phí quản lý doanh nghiệp có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình thẩm định giá trị doanh nghiệp. Quản lý chi phí hiệu quả không chỉ giúp nâng cao lợi nhuận mà còn cải thiện hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, từ đó tăng giá trị doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư và thị trường. 

Tổng hợp: sunvalue.vn



Gửi yêu cầu tư vấn trực tiếp

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Dịch vụ thẩm định *

Logo en