03/04/2023
Tin thẩm định
910 Lượt xem

Trong hoạt động mua lại – sáp nhập (M&A) các dự án, doanh nghiệp, thương hiệu,… thì việc thẩm định giá là công đoạn bắt buộc và quan trọng nhất để hai bên có cơ sở tiến tới đàm phán, thương lượng. Tuy nhiên, việc định giá doanh nghiệp cho mục đích M&A tại Việt Nam chưa thực sự được các chủ Doanh nghiệp Việt quan tâm đúng mức, dẫn tới những bất lợi, bị động khi tiến hành huy động vốn từ các thương vụ M&A.

1. Tầm quan trọng của thẩm định giá trong M&A.

Trong các cuộc đàm phán hay thương lượng mua bán, góp vốn doanh nghiệp thì các bên thường gặp mâu thuẫn ở việc xác định giá trị chính xác của doanh nghiệp để làm giá trị khởi điểm đàm phán. Theo nghiên cứu, có đến 70% các thương vụ M&A thất bại ngay từ đầu chỉ vì định giá sai giá trị doanh nghiệp.

Chính vì vậy, thẩm định giá trong các vụ sáp nhập – mua bán được xem là bước đầu tiên trong toàn bộ quá trình M&A. Về phía chủ Doanh nghiệp, thẩm định giá giúp chủ DN xác định chính xác giá trị thực tế và tiềm năng phát triển của công ty để tránh tình trạng định giá quá cao hoặc quá thấp, khó thu hút các nhà đầu tư phù hợp với mình. Đối với các nhà đầu tư, thẩm định giá càng có vai trò quan trọng hơn bởi nó giúp nhà đầu tư đánh giá được mức đầu tư phù hợp, tính khả thi của thương vụ M&A.

2. Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp cho mục đích M&A

Nhìn chung quy trình thẩm định giá cho Doanh nghiệp phục vụ mục đích M&A thường bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ chủ doanh nghiệp/nhà đầu tư

Các đơn vị thẩm định giá sẽ tiếp nhận các thông tin yêu cầu từ khách hàng có nhu cầu định giá tài sản. Nắm bắt rõ mục đích của khách hàng, sơ bộ về loại hình, vị trí, tuổi đời, quy mô của doanh nghiệp /tài sản sẽ giúp đơn vị thẩm định giá xác định độ khả thi của việc thẩm định giá cho Doanh nghiệp đó.

  • Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá

Dựa vào các thông tin pháp lý ban đầu mà khách hàng đã cũng cấp, đơn vị thẩm định giá sẽ lên kế hoạch thẩm định giá. Kế hoạch thể hiện rõ các bước và thời gian thực hiện, yêu cầu cần đạt được trong các bước.

  • Bước 3: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Sau khi lập xong kế hoạch thẩm định giá, các thẩm định viên/chuyên gia sẽ tiến khảo sát thực tế tại doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu hồ sơ pháp lý, các báo cáo chi tiết của doanh nghiệp…bằng các nghiệp vụ chuyên môn để tiến hành thẩm định giá doanh nghiệp/tài sản đó.

Khảo sát thực tế doanh nghiệp bao gồm: bất động sản của doanh nghiệp (nếu có), các dây chuyền máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận tải, thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, khách hàng hiện tại và tiềm năng…các báo cáo tài chính, kế hoạch chiến lược kinh doanh…Để từ đó các thẩm định viên đánh giá toàn diện và chính xác các yếu tố cấu thành giá trị của doanh nghiệp.

  • Bước 4: Xây dựng báo cáo chi tiết thẩm định giá

Từ những thông tin có được qua bước khảo sát thực tế, thu thập thông tin; chuyên viên thẩm định/chuyên gia sẽ tiến hành xây dựng báo cáo thẩm định theo các yêu cầu, tiêu chuẩn của Luật thẩm định giá Việt Nam.

  •  Bước 5: Kiểm soát

Sau khi thẩm định viên lập báo cáo thẩm định, báo cáo sẽ được chuyển sang bộ phận Kiểm soát  để kiểm tra kiểm tra lại toàn bộ hình thức và nội dung của báo cáo bao gồm: giá trị thẩm định tài sản, thông tin pháp lý, kỹ thuật của tài sản, thông tin khách hàng, mục đích thẩm định, phương pháp thẩm định, … trước khi phát hành báo cáo và chứng thư thẩm định giá cho khách hàng. Nếu báo cáo cần chỉnh sửa thì sẽ chuyển lại cho thẩm định viên/chuyên gia sửa lại. Ngược lại, nếu báo cáo đạt yêu cầu thì sẽ chuyển sang bộ phần in ấn và phát hành.

  • Bước 6: Phát hành Báo cáo và Chứng thư thẩm định giá

Sau bước kiểm soát, báo cáo và chứng thư thẩm định giá sẽ được in ấn và phát hành và gửi tới khách hàng. Từ đó, báo cáo và chứng thư chính thức có hiệu lực pháp lý để làm cơ sở xác định giá trị tài sản Doanh nghiệp nhằm sử dụng cho mục đích M&A hoặc các mục đích khác liên quan.

3. Chi phí thẩm định giá Doanh nghiệp

Chi phí thẩm định giá Doanh nghiệp cho mục đích M&A thường được các đơn vị thẩm định xác định dựa trên % (phần trăm) tổng tài sản của Doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp. Cách thứ 2 để tính phí thẩm định giá doanh nghiệp là một mức cố định (trọn gói) thỏa thuận giữa đơn vị thẩm định và khách hàng.

4. Đơn vị thẩm định giá Doanh nghiệp uy tín

SunValue – Thẩm định giá Doanh Nghiệp Hàng Đầu Việt Nam, thương hiệu mạnh Asian 2021, thương hiệu quốc gia có đóng góp tích cực vào sự phát triển ngành thẩm định giá tại Việt Nam với hệ thống gần 50 Chi Nhánh, PGD trên khắp cả nước. Đơn vị thẩm định giá trị Doanh nghiệp, Dự án đầu tư, Định giá Công ty Cổ phần - TNHH nhằm các mục đích vay vốn, xử lí nợ, chứng minh năng lực tài chính, cổ phần hóa doanh nghiệp, sáp nhập M&A, các mục đích khác,..vv. 

Với quy trình thực hiện nhanh chóng, chất lượng, dịch vụ tư vấn miến phí, chi phí thẩm định phù hợp, thông tin bảo mật, cùng với nguồn dữ liệu giá đáng tin cậy sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho Khách hàng.

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:

  • Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch toàn quốc xem TẠI ĐÂY
  • Hotline: 081 519 8877
  • Email: info@sunvalue.vn

  • Tags:


Gửi yêu cầu tư vấn trực tiếp

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Dịch vụ thẩm định *

Logo en