Kiểm toán là một khía cạnh trong lĩnh vực tài chính và kế toán, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính đúng đắn, minh bạch về thông tin tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bạn chưa biết rõ về vấn đề này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, SunValue sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cụ thể về kiểm toán nhé!
Khi tiếp cận lĩnh vực kiểm toán, hiểu rõ các khái niệm cơ bản là điều cần thiết để có cái nhìn tổng quan về quy trình và ý nghĩa của lĩnh vực này. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở quan trọng để thực hiện kiểm toán hiệu quả, đảm bảo tính đúng đắn của thông tin tài chính.
Hiện nay, nhiều bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ kiểm toán Nhà nước là gì. Kiểm toán Nhà nước là một tổ chức có chức năng đặc biệt trong việc kiểm toán và giám sát các hoạt động tài chính của các cơ quan, tổ chức nhà nước tại một quốc gia.
Kiểm toán Nhà nước có người đứng đầu là tổng kiểm toán nhà nước. Đây là một cơ quan kiểm soát độc lập, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường tính công khai và minh bạch trong quản lý tài chính công. Đồng thời, đơn vị cũng đảm bảo sự tuân thủ của các cơ quan, tổ chức nhà nước đối với quy định pháp luật về tài chính.
Tương tự như kiểm toán Nhà nước, bạn cần biết rõ kiểm toán độc lập là gì. Kiểm toán độc lập là “việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.”
Khi trở thành kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hoặc doanh nghiệp kiểm toán phải có chuẩn mực kiểm toán. Quá trình kiểm toán hoạt động một cách độc lập, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự can thiệp hay áp lực nào. Đồng thời, kiểm toán tuân thủ các quy định của pháp luật về việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá trong kiểm toán. Điều này đảm bảo ý kiến kiểm toán viên được hình thành dựa trên những phân tích, đánh giá và kết luận chính xác, đáng tin cậy.
Trước hết, bạn cần hiểu kiểm toán nội bộ là gì? Kiểm toán nội bộ được hiểu là quá trình kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ, phù hợp, hiệu quả của các quy trình, chính sách cũng như quy định nội bộ trong một doanh nghiệp.
Tổ chức kiểm toán nội bộ đóng góp quan trọng vào việc tăng cường sự minh bạch, tin cậy trong quản lý và hoạt động của đơn vị kế toán. Điều này giúp đảm bảo các quy trình, quy định nội bộ tuân thủ pháp luật, ngăn chặn rủi ro và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tìm hiểu ngay: Báo cáo tài chính là gì?
“Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.”
Đây là một công cụ quan trọng để cung cấp thông tin đáng tin cậy về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kiểm toán hỗ trợ cơ quan nhà nước trong công tác quản lý và đóng góp vào sự cải thiện của doanh nghiệp trong việc phát hiện, xử lý sai sót, yếu kém.
Theo Quy định tại Điều 118, Hiến pháp 2013, Kiểm toán nhà nước thuộc cơ quan do Quốc hội thành lập. Những người làm việc tại đây đều bắt buộc phải có chứng chỉ kiểm toán viên. Nhiệm vụ của cơ quan này là thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản công. Đây là một cơ quan quan trọng trong hệ thống kiểm toán công cộng, có trách nhiệm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và công bằng trong quản lý tài chính và tài sản của nhà nước.
Quy trình kiểm toán trong lĩnh vực tài chính và kế toán luôn có sự thay đổi để đáp ứng với yêu cầu cũng như tiến bộ của ngành. Dưới đây là những bước kiểm toán báo cáo tài chính mới nhất 2024 mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Lập kế hoạch và chuẩn bị kiểm toán: Kế hoạch sẽ mô tả phạm vi dự kiến của kiểm toán cũng như các bước tiến hành công việc cụ thể, rõ ràng, chi tiết. Đồng thời, công ty kiểm toán cũng phải chuẩn bị sẵn các yếu tố liên quan như giấy tờ, phương tiện,... để đảm bảo quá trình được thực hiện đầy đủ, chính xác.
Thực hiện kiểm toán: Kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm toán bằng các kỹ thuật nghiệp vụ, thủ tục kiểm soát phù hợp như thủ tục kiểm soát, phân tích, kiểm tra chi tiết.
Lập báo cáo và gửi kiểm toán: Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán tại đơn vị, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán và gửi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán trong vòng 30 ngày. Đồng thời, đơn vị được kiểm toán phải có ý kiến bằng văn bản gửi Kiểm toán nhà nước trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo kiểm toán.
Kiểm tra và kiến nghị kiểm toán: Sau khi hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán, Kiểm toán nhà nước có kế hoạch kiểm tra cụ thể các đơn vị về việc thực hiện các quyết định, kiến nghị sau khi kiểm toán.
Chi phí kiểm toán độc lập được tính dựa theo tổng mức đầu tư đã được phê duyệt của dự án cụ thể và tỷ lệ quy định tại bảng định mức chi phí thẩm tra sau:
Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) |
≤ 5 |
10 |
50 |
100 |
500 |
Chi phí thẩm tra, phê duyệt |
0.95 |
0.65 |
0.475 |
0.375 |
0.225 |
Chi phí kiểm toán |
1.60 |
1.075 |
0.75 |
0.575 |
0.325 |
Để tính chi phí kiểm toán chính xác nhất, kiểm toán viên sẽ dựa theo công thức cụ thể sau:
Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán: Ki - TTPD% x tổng mức đầu tư
Chi phí kiểm toán tối đa: Ki - KT% x Tổng mức đầu tư + Thuế GTGT
Trong đó:
Ki: Mức chi phí kiểm toán theo tỷ lệ quy định tại bảng định mức.
TTPD%: Tỷ lệ áp dụng cho chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
KT%: Tỷ lệ áp dụng cho chi phí kiểm toán.
Thuế GTGT: Thuế giá trị gia tăng áp dụng cho chi phí kiểm toán.
Kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong quá trình thẩm định giá doanh nghiệp. Công việc yêu cầu đảm bảo tính chính xác và minh bạch của các thông tin tài chính, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm định giá. Chính vì vậy, để quá trình này được diễn ra thuận lợi và chính xác nhất thì bạn nên sử dụng dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp.
Xem ngay: Tầm quan trọng của báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp
Dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp của SunValue được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi cũng đảm bảo áp dụng các phương pháp thẩm định giá tiên tiến và phù hợp nhất với các trường hợp như mua bán sáp nhập, chuyển nhượng, thế chấp vay vốn, tái cấu trúc doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính hợp nhất,…
Bên cạnh đó, dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp SunValue còn có nhiều ưu thế trên thị trường như:
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Các chuyên gia thẩm định giá của SunValue không chỉ am hiểu sâu về quy định pháp luật và tiêu chuẩn thẩm định giá mà còn có kinh nghiệm xử lý nhiều tình huống phức tạp, đảm bảo mang đến cho khách hàng những phân tích chính xác và giá trị thực nhất của doanh nghiệp.
Phương pháp thẩm định giá khoa học: SunValue sử dụng các phương pháp thẩm định giá khoa học và hiện đại. Những phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp với thực tế thị trường Việt Nam, giúp đảm bảo tính chính xác và tin cậy của kết quả thẩm định giá.
Báo cáo thẩm định giá chính xác, khách quan: SunValue cam kết cung cấp các báo cáo thẩm định giá chính xác, khách quan và đáng tin cậy. Mỗi báo cáo được xây dựng dựa trên những số liệu thực tế, phân tích chi tiết. Điều này giúp khách hàng có được cái nhìn rõ ràng và minh bạch về giá trị thực sự của doanh nghiệp.
Dịch vụ chuyên nghiệp: SunValue cung cấp dịch vụ thẩm định giá chuyên nghiệp, uy tín và tận tâm. Điều này không chỉ giúp quá trình thẩm định diễn ra suôn sẻ mà còn tạo ra sự tin tưởng và hài lòng từ phía khách hàng.
Giá cả cạnh tranh: SunValue cung cấp dịch vụ thẩm định giá với mức giá cạnh tranh, phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.
⋙ LIÊN HỆ NGAY:
Tập đoàn Thẩm định giá SunValue
Địa chỉ: Hệ thống Thẩm định giá SunValue
Hotline/Zalo: 081 519 8877
Email: contact@sunvalue.vn
Kiểm toán là một quy trình quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính và quản lý. Qua quy trình này, kiểm toán viên có thể đánh giá hoạt động và báo cáo kết quả kiểm toán một cách khách quan. Nếu bạn đang muốn sử dụng dịch vụ liên quan, hãy liên hệ ngay với SunValue để được hỗ trợ nhé!
Tổng hợp: sunvalue.vn