26/12/2023
Tin thẩm định
471 Lượt xem

Doanh nghiệp của bạn đang trong quá trình xây dựng hoặc phát triển thương hiệu, muốn mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, đầu tư, giải quyết các tranh chấp - tố tụng, báo cáo tài chính - thuế,... nhưng không biết chính xác giá trị thương hiệu của mình là bao nhiêu. 

 Hãy tiến hành thẩm định giá thương hiệu của doanh nghiệp ngay hôm nay. 

SĐT/ZALO: 081 519 8877

Thẩm định giá thương hiệu - Thẩm định giá SunValue

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và phát triển thương hiệu trở thành một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, thẩm định giá thương hiệu vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang dần thay đổi và quan tâm đến việc thẩm định giá trị thương hiệu của mình.

Thương hiệu có giá trị vô hình nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đó, việc định giá thương hiệu là một công việc cần thiết để xác định giá trị thực của thương hiệu và là căn cứ để các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

Thẩm định giá thương hiệu là gì?

Thương hiệu là tài sản vô hình, nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, được sử dụng để nhận biết và phân biệt một doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như: quyền sở hữu tài sản trí tuệ (tên thương hiệu, logo, slogan, bằng sáng chế), độ nhận diện của thương hiệu, vị thế trên thị trường, tương tác với khách hàng,... 

Thẩm định giá thương hiệu là việc xác định giá trị của thương hiệu bằng tiền theo quy định của pháp luật. Do đó, thẩm định giá thương hiệu là một công việc cần thiết để xác định giá trị thực của thương hiệu và là căn cứ để các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

Thẩm định giá hương hiệu là gì?

Vì sao cần phải thẩm định giá thương hiệu?

Thẩm định giá thương hiệu là công cụ chiến lược quan trọng trong việc quản lý tài sản vô hình và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức.Lợi ích mà của thẩm định giá thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Giúp xác định chiến lược kinh doanh và đặt mục tiêu phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường hiệu quả.

  • Đánh giá hiệu suất các chiến lược tiếp thị và quảng cáo.

  • Tạo sự tin tưởng và lòng trung thành từ phía khách hàng.

  • Quản lý dự án nguồn lực hiệu quả và tối ưu hóa chi phí.

  • Đánh giá và giải quyết các vấn đề có khả năng ảnh hưởng tới hình ảnh doanh nghiệp.

  • Đóng vai trò quan trọng trong đàm phán và ra các quyết định đầu tư.

  • Duy trì và phát triển thương hiệu theo hướng có lợi nhuận nhất.

Thẩm định giá thương hiệu là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp phát huy tối đa giá trị của thương hiệu và đạt được lợi nhuận cao hơn. Các kết quả thẩm định giá thương hiệu lớn toàn cầu cũng thể hiện rất rõ điều này:

  • Định giá thương hiệu Apple: Ước tính khoảng 355,1 tỷ USD năm 2022 theo báo cáo từ Brand Finance.

  • Định giá thương hiệu Viettel: Theo Brand Finance, Viettel là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023, ước tính là 8,9 tỷ USD.

  • Định giá thương hiệu Vinamilk: Đứng thứ hai sau Viettel là Vinamilk, với giá trị thương hiệu ước tính là 3 tỷ USD.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu là một phần quan trọng của tài sản vô hình của một doanh nghiệp và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Tuổi đời của thương hiệu.

  • Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

  • Nhận diện thương hiệu.

  • Tương tác với khách hàng qua các phương tiện truyền thông.

  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

  • Dịch vụ khách hàng.

  • Chiến lược marketing.

  • Chiến lược kinh doanh.

  • Quản lý thương hiệu.

Tất cả những yếu tố trên có thể tương tác qua lại lẫn nhau và tạo ra ảnh hưởng phức tạp đến giá trị thương hiệu. Để biết chính xác hơn về giá trị thương hiệu, các doanh nghiệp nên tìm đơn vị thẩm định giá thương hiệu uy tín, để xây dựng và duy trì sức mạnh của thương hiệu.

Mục đích thẩm định giá thương hiệu

Mục đích thẩm định giá thương hiệu

Khách hàng sử dụng dịch vụ thẩm định giá thương hiệu tại SunValue thường dùng để phục vụ cho những mục đích phổ biến sau:

  • Xác định giá trị thương hiệu.

  • Quản lý doanh nghiệp.

  • Đầu tư, phân chia lợi nhuận.

  • Mua bán, sáp nhập, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh.

  • Tái cấu trúc doanh nghiệp.

  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.

  • Hoạch toán kế toán, thuế, bảo hiểm.

  • Khiếu nại, đền bù, tranh chấp, kiện tụng.

  • Vay vốn, thế chấp.

  • Duy trì và phát triển thương hiệu.

Nhìn chung, thẩm định giá thương hiệu không chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về giá trị tài sản vô hình, mà còn là một công cụ chiến lược quan trọng để hỗ trợ các quyết định đầu tư và quản lý hiệu quả thương hiệu của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ duy trì được sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.

Các phương pháp định giá thương hiệu

Có nhiều phương pháp thẩm định giá thương hiệu, trong đó phổ biến nhất là các phương pháp sau:

Phương pháp so sánh

Các đơn vị thẩm định giá sẽ so sánh thương hiệu cần định giá với các thương hiệu tương tự đã được giao dịch trên thị trường. Các yếu tố so sánh có thể bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, tác quyền, quyền thương hiệu, quyền sáng chế và các yếu tố khác.

Phương pháp chi phí tái tạo

Đây là phương pháp định giá giá trị thương hiệu bằng cách xác định chi phí để tái tạo hoặc xây dựng lại thương hiệu tương tự từ đầu, bao gồm các chi phí  như nghiên cứu và phát triển, chi phí tiếp thị, chi phí đào tạo và các chi phí khác liên quan đến việc tạo ra mưc độ nhận diện thương hiệu đó.

Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp này xác định giá trị thương hiệu bằng cách xem xét các chi phí liên quan đến thương hiệu này để thay thế bằng một thương hiệu tương tự, có cùng chức năng và hiệu suất, bao gồm xác định giá cả để mua hoặc xây dựng lại thương hiệu đó.

Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

Đây là phương pháp xác định giá trị thương hiệu dựa trên dòng thu nhập kỳ vọng mà thương hiệu đó có thể tạo ra trong tương lai. Các yếu tố cần xem xét bao gồm dòng thu nhập dự kiến, thời gian sử dụng tài sản vô hình và mức độ rủi ro liên quan.

Phương pháp lợi nhuận vượt trội

Phương pháp này thường sử dụng để xác định giá trị thương hiệu dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận vượt trội so với các thương hiệu tương tự khác, hay dựa trên lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho doanh nghiệp.

Phương pháp thu nhập tăng thêm

Phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá giá trị thương hiệu dựa trên thu nhập bổ sung mà thương hiệu có thể tạo ra. Điều này liên quan đến việc tính toán giá trị thương hiệu dựa trên sự gia tăng thu nhập hoặc tiết kiệm chi phí mà nó mang lại cho doanh nghiệp.

Các phương pháp thẩm định giá thương hiệu

Hồ sơ pháp lý cần cung cấp khi thẩm định giá thương hiệu

Khi tiến hành thẩm định giá trị thương hiệu, khách hàng cần cung cấp các hồ sơ pháp lý sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Giấy phép kinh doanh (tùy ngành nghề nếu có).

  • Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, logo, nhãn hiệu.

  • Các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế có liên quan đến thương hiệu.

  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

  • Tên, logo, slogan, lịch sử hình thành và phát triển, các hoạt động marketing, quảng bá, nhận diện, đánh giá của khách hàng về thương hiệu.

  • Bằng chứng chứng minh tính hiệu quả kinh tế khi áp dụng hoặc sử dụng thương hiệu.

  • Pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.

Quy trình thẩm định giá thương hiệu

Quy trình thẩm định giá thương hiệu tại SunValue

Quy trình thẩm định giá trị thương hiệu tại SunValue được tiến hành theo các bước dưới đây:

Bước 1: Thu thập thông tin

Thẩm định viên cần thu thập đầy đủ các thông tin về thương hiệu cần thẩm định từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

  • Thông tin pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, giấy phép kinh doanh,...

  • Thông tin tài chính: Báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh,...

  • Thông tin thương hiệu: Lịch sử hình thành và phát triển, mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng, logo, slogan, chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu,...

Bước 2: Phân tích thông tin

Sau khi thu thập thông tin, thẩm định viên cần phân tích thông tin để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu, bao gồm:

  • Tuổi đời của thương hiệu.

  • Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

  • Nhận diện thương hiệu.

  • Tương tác với khách hàng qua các phương tiện truyền thông.

  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

  • Dịch vụ khách hàng.

  • Chiến lược marketing.

  • Chiến lược kinh doanh.

  • Quản lý thương hiệu.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp thẩm định giá

Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu, đơn vị thẩm định cần lựa chọn phương pháp phù hợp với mục đích thẩm định giá trị thương hiệu.

Bước 4: Xác định giá trị thương hiệu

Sau khi lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp, thẩm định viên sẽ tiến hành tính toán, xác định giá trị thương hiệu theo phương pháp đó.

Bước 5: Lập báo cáo thẩm định giá trị thương hiệu

Thẩm định viên tiến hành lập báo cáo thẩm định giá trị thương hiệu, bao gồm các thông tin về thương hiệu, mục đích thẩm định, phương pháp thẩm định, kết quả thẩm định giá trị thương hiệu. Sau đó, thẩm định viên sẽ gửi kết quả và chứng thư thẩm định giá cho khách hàng.

Báo cáo thẩm định giá trị thương hiệu phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn thẩm định giá của Bộ Tài chính.

Quy định thẩm định giá thương hiệu

SunValue luôn tuân thủ nghiệm ngặt các quy định của pháp luật về thẩm định giá thương hiệu do các cơ quan ban hành:

Chi phí thẩm định giá thương hiệu

Hiện nay, chi phí thẩm định giá trị thương hiệu được quy định tại Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 của Chính phủ. Chi phí và thời gian thực hiện sẽ thay đổi tùy theo phạm vi và mục đích cụ thể.

Dưới đây là bảng báo phí dịch vụ thẩm định giá trị thương hiệu tại SunValue:

Tổng giá trị thương hiệu

Phí thẩm định

Thời gian thẩm định

Dưới 30 tỷ đồng

Nhận báo phí ngay

15 - 45 ngày

Từ 30 - 150 tỷ đồng

Từ 150 - 1500 tỷ đồng

Trên 1500 tỷ đồng

 

SunValue - Công ty thẩm định giá thương hiệu tốt nhất hiện nay

SunValue - Đơn vị thẩm định giá trị thương hiệu uy tín, chất lượng

Hiện nay, có rất ít công ty thẩm định giá thương hiệu tại Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn một công ty thẩm định giá uy tín, có đủ điều kiện thực hiện hoạt động thẩm định giá theo quy định pháp luật để hiểu rõ giá trị thương hiệu của mình và sử dụng nó một cách hiệu quả.

SunValue với hơn 21 năm hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá, được nhiều khách hàng, đối tác, doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn làm đơn vị thẩm định giá thương hiệu, thẩm định giá trị doanh nghiệp, thẩm định giá bất động sản, động sản, thẩm định dự án đầu tư,... cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như: Samsung, Lotte Việt Nam, FPT, Mai Linh, nhà máy thủy điện Sông Bung 2, Liwayway Việt Nam, lốp Kumho Việt Nam, ô tô Trường Hải, nhựa Bảo Vân,...

Bên cạnh đó, chúng tôi hiện đang là đối tác chiến lược, liên kết với các tổ chức tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước uy tín, các Cơ quan Ban ngành như: Kho bạc Nhà nước, tòa án, cơ quan thi hành án, ban bồi thường và giải phóng mặt bằng,…

Xem thêm: Danh sách các tổ chức tài chính, ngân hàng đang liên kết với SunValue

SunValue được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động cung cấp các dịch vụ thẩm định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cam kết đem đến cho khách hàng kết quả thẩm định giá thương hiệu chính xác, nhanh chóng, với chi phí tối ưu nhất.

LIÊN HỆ NGAY:

           Tập đoàn Thẩm định giá SunValue

Kết luận

Thẩm định giá thương hiệu là một công việc phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Do đó, các doanh nghiệp nên lựa chọn các đơn vị thẩm định uy tín như SunValue để đảm bảo tính chính xác và khách quan của kết quả thẩm định. 

Theo: sunvalue.vn



Gửi yêu cầu tư vấn trực tiếp

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Dịch vụ thẩm định *

Logo en