07/03/2023
Tin thẩm định
455 Lượt xem

Mục đích của đại hội cổ đông là để tổng kết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, để biểu quyết các chiến lược cũng như kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây còn là dịp để các bên liên quan cùng giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc bầu lại ban hội đồng quản trị mới khi ban quản trị cũ đã hết nhiệm kỳ. Các buổi đại hội cổ đông được xem là sự kiện quan trọng, là dịp để các quyền cổ đông có thể trực tiếp trao đổi về mọi vấn đề kinh doanh với những người lãnh đạo doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp muốn được vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn trong đó doanh nghiệp luôn cố gắng thể hiện tình hình tài chính lành mạnh và có khả năng tài chính đảm bảo tốt cho khả năng trả nợ của mình, vì tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh là một trong những điều kiện để ngân hàng xem xét cho doanh nghiệp vay vốn. Bởi vậy để biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu thì cần phải tiến hành thẩm định  mới đánh giá được, cần tập trung thẩm định các nội dung sau:

Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính:

Các báo cáo tài chính được sử dụng:bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp đều có đủ năng lực để lập đầy đủ các báo cáo tài chính này. Hơn nữa các báo cáo tài chính mà ngân hàng yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin cho bên ngoài nên các báo cáo này khi soạn thảo có thể khác so với báo cáo được lập trong nội bộ ngân hàng, vì vậy mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp chưa được đảm bảo. Mặc dầu ngân hàng yêu cầu cung cấp các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán nhưng trong thực tế đại đa số các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi cho ngân hàng đều chưa qua kiểm toán. Vì vậy thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính là công việc diễn ra thường xuyên của nhân viên tín dụng và họ thường thực hiện các bước sau:

  • Nghiên cứu kỹ các số liệu của báo cáo tài chính
  • Sử dụng kiến thức tài chính và khả năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ trong các báo cáo tài chính.
  • Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng ngờ trong báo cáo tài chính.
  • Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ đã phát hiện.
  • Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem lại các tài liệu kế toán gốc.
  • Kết luận về mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp.

Phân tích các báo cáo tài chính:

- Phân tích các khoản mục chủ yếu trên các báo cáo tài chính

Nội dung phân tích về sự thay đổi trong các số liệu tài chính quan trọng của doanh nghiệp theo thời gian (thường lấy số liệu từ 3, 4 hay 5 năm gần nhât). Số liệu trong những báo cáo tài chính này bao gồm cả con số tuyệt đối và số tương đối (tỷ lệ phần trăm trên tổng tài sản đối với bảng cân đối kế toán hoặc tỷ lệ phần trăm trên tổng doanh thu đối với báo cáo thu nhập). Số tương đối phản ánh một cách rõ ràng hơn số tuyệt đối về xu hướng tài chính quan trọng đã và đang diễn ra của doanh nghiệp vay vốn và giúp nhà phân tích có thể so sánh với doanh nghiệp khác hay so sánh với bình quân ngành.

- Phân tích các thông số tài chính chủ yếu:

* Các thông số khả năng thanh toán.

* Các thông số hoạt động.

* Thông số đòn bẩy tài chính

* Thông số khả năng sinh lợi.

Chính vì thế, việc Thẩm Định giá trị Doanh Nghiệp trước khi tổ chức cuộc họp cổ đông sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được hoạt động tài chính, có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp. Giúp các cơ quan quản lý ban ngành của nhà nước nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp để có chính sách quản lý cụ thể đối với từng doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, các loại thuế khác.

Thẩm định giá trị Doanh nghiệp còn là cơ sở để giải quyết, xử lý tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông của doanh nghiệp khi phân chia cổ tức, góp vốn, vi phạm hợp đồng,…

Ngoài ra còn là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và công chúng đầu tư đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính; cũng như là cơ sở để sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý, liên doanh,… doanh nghiệp

Việc thẩm định giá trị doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu: bảo vệ doanh nghiệp; biết được khả năng của doanh nghiệp để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất… Quan trọng nhất, việc thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư tài chính.

Công Ty CP Đầu Tư & Thẩm Định Quốc Tế Đông Dương (INA)

  • Địa chỉ: 177 Trần Huy Liệu, Phường 08, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • Hotline: 081 519 8877
  • Email: info@sunvalue.vn
  • Tags:


Gửi yêu cầu tư vấn trực tiếp

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Dịch vụ thẩm định *

Logo en