ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP: BÍ QUYẾT TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG
31/12/2024
Tin thẩm định
251 Lượt xem

Tài sản doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định giá trị và sự phát triển bền vững của một tổ chức. Việc quản lý và định giá tài sản chính xác giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu rủi ro. Từ tài sản vật chất đến tài sản vô hình, việc xác định đúng giá trị của từng yếu tố không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là chiến lược quan trọng để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

Tài sản doanh nghiệp đóng vai trò là nền tảng trong sự phát triển và thành công của mọi tổ chức kinh doanh.

Tài sản doanh nghiệp là gì?

Tài sản doanh nghiệp là tập hợp tất cả các nguồn lực mà một doanh nghiệp sở hữu hoặc kiểm soát, có giá trị và mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Nói cách khác, đây là những gì doanh nghiệp đang nắm giữ và có thể sử dụng để tạo ra lợi nhuận. 

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, việc hiểu rõ đồng thời tối ưu hóa tài sản lưu động của doanh nghiệp trở thành một yếu tố quyết định đến sự bền vững và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Phân loại tài sản doanh nghiệp

Thông thường, có 2 tiêu chí được áp dụng để phân loại tài sản trong doanh nghiệp. Căn cứ vào yếu tố đầu tiên là tính chất thì tài sản của doanh nghiệp bao gồm:

  • Tài sản hữu hình: Đây là những tài sản có hình dạng vật chất cụ thể. Ví dụ về tài sản hữu hình của doanh nghiệp là bất động sản (đất đai, nhà xưởng), máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng tồn kho và tiền mặt.

  • Tài sản vô hình: Bao gồm các tài sản không có hình dạng cụ thể. Tài sản vô hình của doanh nghiệp có thể là quyền sở hữu trí tuệ (bằng sáng chế, thương hiệu), quan hệ khách hàng, lợi thế thương mại và các phần mềm quản lý.

Thứ hai, căn cứ vào vai trò đối với hoạt động kinh doanh của công ty, tài sản doanh nghiệp bao gồm:

  • Tài sản cố định: Tài sản cố định của doanh nghiệp có giá trị lớn, được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài (trên một năm), không nhằm mục đích bán đi.

  • Tài sản lưu động: Tài sản lưu động là các tài sản có giá trị nhỏ hơn, thường xuyên được sử dụng hoặc chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm.

  • Tài sản lưu thông: Thường được hiểu là phần tài sản lưu động liên tục tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác.

Vậy tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp là gì và được xác định như thế nào? Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp là tổng giá trị của tất cả các loại tài sản mà công ty đang sở hữu tại một thời điểm nhất định. Giá trị này được thể hiện trong bảng cân đối kế toán và giúp đánh giá quy mô, sức mạnh tài chính của tổ chức. Tổng tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng cách cộng giá trị của tất cả tài sản hữu hình lẫn vô hình hoặc bằng các khoản nợ phải trả cộng vốn chủ sở hữu.

Thông thường, có 2 tiêu chí được áp dụng để phân loại tài sản trong doanh nghiệp

Tại sao doanh nghiệp phải có tài sản?

Tài sản là yếu tố cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của mọi tổ chức. Tài sản doanh nghiệp không chỉ đại diện cho nguồn lực có thể sử dụng để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, mà còn quyết định đến khả năng cạnh tranh và phát triển của công ty. Việc quản lý tài sản trong doanh nghiệp cũng hỗ trợ mở rộng quy mô, thu hút đầu tư và xây dựng uy tín cho  tổ chức trên thị trường.

Bên cạnh quản lý tài sản, doanh nghiệp còn cần thẩm định giá tài sản trong nhiều trường hợp quan trọng. Điều này nhằm xác định giá trị thực của tài sản và đảm bảo các quyết định chiến lược được thực hiện dựa trên thông tin chính xác. Các trường hợp phổ biến bao gồm:

  • Thẩm định giá trong M&A (Mua bán sáp nhập doanh nghiệp): Khi doanh nghiệp tham gia vào các giao dịch M&A, việc thẩm định giá tài sản giúp đánh giá giá trị thực của doanh nghiệp mục tiêu, đảm bảo rằng cả hai bên đều nhận được giá trị công bằng trong giao dịch.

  • Thẩm định giá trong IPO (Phát hành cổ phiếu lần đầu): Trước khi niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp cần thẩm định giá tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp, từ đó đưa ra mức giá cổ phiếu hợp lý.

  • Tái cấu trúc doanh nghiệp: Trong quá trình tái cấu trúc, doanh nghiệp cần xác định lại giá trị các tài sản để điều chỉnh cơ cấu vốn và tài sản, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động.

  • Thẩm định giá cổ phần hóa: Trên cơ sở giá trị thẩm định, doanh nghiệp có thể xác định giá trị của mỗi cổ phần, từ đó đưa ra phương án phân phối cổ phần hợp lý.

  • Thẩm định giá doanh nghiệp để mua bán: Khi có nhu cầu mua bán doanh nghiệp, việc thẩm định giá tài sản là cần thiết để xác định giá trị thực của doanh nghiệp, đảm bảo giao dịch diễn ra minh bạch và công bằng.

  • Thẩm định giá trong thế chấp: Ngân hàng và các tổ chức tài chính thường yêu cầu thẩm định giá tài sản thế chấp để đảm bảo giá trị tài sản đủ để đảm bảo khoản vay.

  • Thẩm định giá trong phân chia tài sản: Trong trường hợp chia tài sản thừa kế, ly hôn hoặc phân chia tài sản doanh nghiệp, thẩm định giá giúp đảm bảo sự công bằng cho tất cả các bên liên quan.

  • Thẩm định giá trong tranh chấp tài sản: Trong các tranh chấp liên quan đến tài sản, thẩm định giá giúp xác định giá trị thực của tài sản bị tranh chấp, hỗ trợ trong quá trình giải quyết tranh chấp một cách công bằng.

  • Thẩm định giá trong quyết toán thuế: Thẩm định giá tài sản là bước quan trọng trong quyết toán thuế, giúp doanh nghiệp xác định chính xác nghĩa vụ thuế dựa trên giá trị tài sản thực tế, tránh các vấn đề phát sinh với cơ quan thuế.

  • ...

Cách định giá tài sản doanh nghiệp

Phương pháp tài sản là một trong những cách phổ biến để định giá tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp này tập trung vào việc xác định giá trị tổng thể của doanh nghiệp dựa trên từng loại tài sản mà doanh nghiệp sở hữu. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện định giá doanh nghiệp theo phương pháp tài sản:

  • Xác định các loại tài sản của doanh nghiệp: Đầu tiên, doanh nghiệp cần liệt kê và xác định tất cả các tài sản đang sở hữu, bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình.

  • Xác định giá trị của từng loại tài sản: Sau khi liệt kê các tài sản, bước tiếp theo là ước tính tổng giá trị các tài sản hữu hình, tài sản tài chính và tài sản vô hình. 

  • Xác định tổng giá trị tài sản: Sau khi xác định giá trị của từng loại tài sản, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp được tính bằng cách cộng tất cả các giá trị này lại với nhau. 

Cách định giá tài sản doanh nghiệp

SunValue - Giải pháp toàn diện cho nhu cầu thẩm định giá tài sản của doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc thẩm định giá tài sản trở thành một yếu tố không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong các hoạt động chiến lược như M&A, IPO, tái cấu trúc, cổ phần hóa,... Hiểu rõ tầm quan trọng này, SunValue đã ra đời với sứ mệnh cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

SunValue tự hào là một trong những công ty thẩm định giá hàng đầu với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực thẩm định giá. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản doanh nghiệp chính xác, minh bạch, giúp doanh nghiệp xác định đúng giá trị tài sản trong mọi bối cảnh.

Với SunValue, doanh nghiệp có thể yên tâm rằng mọi nhu cầu thẩm định giá tài sản sẽ được đáp ứng một cách toàn diện và chuyên nghiệp. Chúng tôi không chỉ là đối tác tin cậy mà còn là người đồng hành trong việc gia tăng giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho tổ chức của bạn.

SunValue - Giải pháp toàn diện cho nhu cầu thẩm định giá tài sản của doanh nghiệp

⋙ Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ định giá tài sản doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với SunValue để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Tập đoàn Thẩm định giá SunValue

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu đến bạn các tầm quan trọng của tài sản doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Bằng cách định giá và quản lý hiệu quả tài sản, doanh nghiệp có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh, cải thiện hiệu suất hoạt động và đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Hãy liên hệ với SunValue để được hỗ trợ thẩm định giá tài sản doanh nghiệp ngay hôm nay nhé!

Tổng hợp: sunvalue.vn



Gửi yêu cầu tư vấn trực tiếp

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

Dịch vụ thẩm định *

Logo en